Giao mùa luôn là thời điểm lý tưởng để các căn bệnh phát sinh, phát triển thậm chí bùng phát thành dịch. Do đó, vào thời điểm chuyển mùa, Bộ Y tế luôn khuyến cáo người dân sử dụng các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng, cũng như chú ý đến tình trạng sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh để có thể điều trị và can thiệp kịp thời, đặc biệt là với người cao tuổi và trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây gửi tới bạn đọc một số căn bệnh thường xuyên xuất hiện khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn đọc bảo vệ tốt hơn cho sức khoẻ của mình cũng như những người xung quanh.
-
Viêm họng
Viêm họng là một trong những căn bệnh hàng đầu xuất hiện trong những ngày gió mùa, đặc biệt là khi thời tiết chuyển sang đông với những biểu hiện như đau rát cổ, ho khan ,… đi kèm với sốt, mệt mỏi, ngạt mũi, hắt hơi, đau đầu. Để phòng và điều trị căn bệnh này. Các bác sĩ khuyên tằng:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Uống nhiều nước ấm
- Không nên sử dụng nước lạnh, đặc biệt là khi vừa đi ngoài trời nắng về
- Không sử dụng bia, rượu, và các chất có cồn
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đị vệ sinh
- Không sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người khác
- Giữ ấm cổ họng khi trời trở lạnh
-
Cảm cúm
Theo các chuyên gia sinh học địa chất, việc thay đổi thời tiết khiến hệ miễn dịch của con người suy giảm, đồng thời, nhiệt độ thấp đi kèm với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rus có điều kiện tấn công và gây bệnh do đó, cảm cum là một trong số các bệnh mà nhiều người mắc phải khi thời tiết thay đổi.
-
Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh về đường hô hấp, khi chúng bị sưng lên, kèm với chất nhờn khiến người bệnh khó thở, thở khò khè làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hen suyễn như dị ứng, tiếp xúc với nấm mốc, vi khuẩn và việc thay đổi thời tiết cũng là một trong số các nguyên nhân có thể gây ra căn bệh này.
-
Đau khớp
Việc thời tiết thay từ hè sang đông khiến nhiệt độ và áp suất khí quyển giảm trong khi độ ẩm không khí lại tăng, điều này khiến các mô nở ra, tạo áp lực lên xương, gây đau khớp, mạch máu kém lưu thông dẫn đến chân tay tê mỏi, đau buốt.
-
Dị ứng
Dị ứng là chứng bệnh không quá lạ lẫm. Tuỳ theo thể trạng của cá nhân mà một người có thể bị dị ứng hải sản, dị ứng phấn hoa, … Đặc điểm chung của người bị dị ứng là việc phát ban, ngứa ngáy, khó chịu, … khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Dị ứng thời tiết cũng không nằm ngoài điều đó.
Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển nóng sang lạnh, da nổi phát ban hay sưng rộp, tạo cảm giác ngứa ngáy. Theo các bác sĩ tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương, bệnh xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng hay mắc bệnh hen suyễn, viêm da tiếp xúc hay viêm mũi dị ứng. Đây là bệnh không thể điều trị dứt điểm, do đó, người có tiền sử mắc bệnh này cần giữ ấm khi trời chuyển sang thu, đông.
-
Viêm xoang
Viêm xoang là một căn bệnh khá phổ biến, mà nhiều người mắc phải với các biểu hiện như ù tai, sổ mũi, đau đầu, … Đây được đánh giá là bệnh khó có thể điều trị dứt điểm và thường tái phát cũng như khởi phát khi giao mùa.
-
Tim mạch
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Tim mạch (BMJ), khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ thì có khoảng 200 người Mỹ bị đau tim. Như vậy, việc chuyển giao thời tiết giữa hè sang thu, thu sang đông làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cho con người.
Bài viết liên quan