Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm

Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của giấc ngủ. Chỉ những tác động nhỏ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cá nhân bị thức giấc cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả làm việc vào ngày hôm sau. Một trong những tác nhân phổ biến gây ra tình trạng đó đó là nghẹt mũi. Nghẹt mũi vào ban đêm không chỉ xảy ra với những người đang bị cảm cúm, gặp các vấn đề về đường hô hấp mà ngay cả người bình thường cũng thường xuyên gặp. Vậy vì sao có hiện tượng này và chúng ta có thể làm gì để giảm tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm? Các thông tin chia sẻ dưới đây là những điều quan trọng mà mỗi người cần nhớ để đảm bảo có được giấc ngủ ngon.

Tại sao nghẹt mũi thường xuất hiện vào ban đêm?

Tắc mũi hoặc nghẹt mũi chủ yếu xảy ra khi các mô trong khoang mũi bị sưng lên. Tình trạng sưng tấy này là do các mạch máu bị viêm và chất lỏng tích tụ trong các mô, và thường trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể nằm xuống. Điều này có thể là do các cử động và tư thế làm giảm sự lưu thông máu.

Nghẹt mũi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng vấn đề chính đều là do sự không lưu thông được của mạch máu

Ngoài việc góp phần gây viêm mũi, tư thế cũng có thể ảnh hưởng đến sự tích tụ chất nhầy trong khoang mũi. Khi đứng hoặc ngồi thẳng, trọng lực sẽ giúp thoát chất nhầy ra khỏi khoang mũi, nhưng khi nằm xuống, chất nhầy sẽ dễ tích tụ và gây nghẹt mũi.

Nghẹt mũi vào ban đêm dễ nhận biết hơn khi cá nhân bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng xoang. Theo NIH , nghẹt mũi có thể do:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp — Cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng xoang
  • Sốt hoặc các bệnh dị ứng khác —Nếu bạn bị dị ứng đường hô hấp và hít thở phải các chất gây dị ứng như bào tử nấm mốc, mạt bụi, lông thú cưng hoặc phấn hoa, cơ thể có thể tiết ra các hóa chất gây ra các triệu chứng dị ứng, bao gồm cả nghẹt mũi.
  • Polyp mũi —Những khối u nhỏ có thể phát triển trong niêm mạc của khoang mũi. Mặc dù những khối u này là lành tính nhưng polyp mũi lớn hơn có thể gây tắc nghẽn đường thở.
  • Mang thai — Những thay đổi về nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng sự lưu thông máu đến khoang mũi, gây viêm và tắc nghẽn.

Nguyên nhân nào gây ra chứng nghẹt mũi về đêm ở trẻ?

Trẻ em và trẻ sơ sinh có đường mũi hẹp hơn người lớn nên dễ bị nghẹt mũi về đêm do viêm nhiễm hoặc chất nhầy dư thừa. Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh chủ yếu thở bằng mũi đồng thời cũng không thể xì mũi như người lớn nên vấn đề thường trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với người lớn, nghẹt mũi là một nỗi phiền toái nghiêm trọng khiến chúng ta không thể ngủ ngon, nhưng đối với trẻ em, nó có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác nhau như suy giảm thính giác, sự gián đoạnn giấc ngủ dẫn đến giảm phát triển nhận thức. Các tác động lâu dài khác của nghẹt mũi bao gồm phát triển giọng nói, nhiễm trùng tai và xoang.

Trẻ bị cảm lạnh, có nhiều dịch mũi rất dễ bị ngạt mũi vào ban đêm

Các chuyên gia đưa ra một số lý do để giải thích tại sao trẻ em bị nghẹt mũi vào ban đêm:

  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm đầy khoang mũi với chất nhầy
  • Viêm xoang
  • Dị ứng

Nằm nhiều không chỉ làm tăng triệu chứng nghẹt mũi mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ bởi các vấn đề như nghẹt mũi, sổ mũi, … . Cơ thể sản xuất một số hormone điều chỉnh dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của nó trong chu kỳ ngủ – thức. Khi cơ thể hoàn toàn tỉnh táo, lượng hormone được sản xuất nhiều hơn, ngược lại, khi cơ thể đi vào giấc ngủ, việc sản xuất các hormone bắt đầu giảm xuống, làm tăng nguy cơ bị nghẹt mũi.

Phản ứng của cơ thể bạn với phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc và mạt bụi có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Nguyên nhân chính được xác định là do sự sụt giảm của các hormone điều chỉnh dị ứng, có những yếu tố khác cũng góp phần vào việc này như sự xuất hiện của mạt bụi ở nệm và gối. Do đó, những người bị dị ứng với mạt bụi có thể nhận thấy rằng các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm và khi mới thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, trong gia đình có nuôi một con vật cưng và chúng thói quen ngủ trên giường thì hiện tượng nghẹt mũi vào ban đêm là một điều dễ hiểu.

Cách ngừa nghẹt mũi vào ban đêm

Gối cao đầu vào ban đêm sẽ giúp tình trạng ngạt mùi trở nên dễ chịu hơn

Để có được một giấc ngủ dễ chịu hơn, không còn cách nào khác, điều quan trọng nhất là phải loại bỏ các tác nhân gây ra vấn đề nếu nghẹt mũi xuất hiện do dị ứng phấn hoa, lông động vật, cảm cúm, … Bên cạnh đó, cá nhân cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm tình trạng bệnh lý:

  • Gối đầu trên gối cao
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để không khí trong phòng ngủ giúp khoang mũi không bị khô. Tuy nhiên, nếu trong phòng có trẻ nhỏ, cần làm sạch thiết bị để đảm bảo các loại vi sinh vật gây hại không thể phát tán, sản sinh ra không gian.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là những loại không có đường, rượu hoặc caffein, để giữ cho chất nhầy loãng và thoát ra khỏi mũi.
  • Loại bỏ chất nhầy bằng cách rửa mũi, sử dụng nước muối sinh lý xịt mũi
  • Dọn dẹp phòng thường xuyên.
  • Sử dụng máy lọc không khí để giảm các chất gây dị ứng trong không khí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *