Làm gì khi trẻ bị chớ sữa?

Chớ sữa là một hiển tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu không biết cách xử lý kịp thời, sữa có thể làm tắc đường hô hấp của trẻ, dẫn đến ngạt. Tuy nhiên, không ít cha mẹ lại tỏ ra hoang mang khi con bị chớ sũa hay ọc sữa, đặc biệt là với những người lần đầu làm cha làm mẹ. Đồng hành cùng các bà nội trợ trong việc chăm con, tattantat.xyz chia sẻ với bạn đọc những việc cần làm khi con bị ọc sữa, mời các bạn tham khảo.

  1. Vì sao trẻ bị chớ sữa?

Chớ sữa xảy ra khi hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu, van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi ú, trẻ dễ nuốt hơi vào trong dạ dày. Khi lượng hơi này dư thừa, trẻ nhanh chóng bị no và đẩy sữa ra ngoài. Đây là hiện tượng bình thường với trẻ từ 1 đến 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ọc sữa liên tục, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc 1 trong những bệnh lý như hẹp thực quản, hẹp tá tràng và cần được thăm khám để được điều trị kịp thời.

  1. Cách xử lý khi trẻ bị chớ sữa

Nếu trẻ bị ọc sữa thông thường, cha mẹ cần nhanh chóng bế trẻ thẳng đứng để ngăn việc sữa trào lên mũi sau đó thay quần áo bẩn và lau người cho trẻ, tránh việc trẻ bị lạnh. Trong trường hợp sữa ọc lên mũi, trẻ có hiện tượng tái tím người, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Úp ngược người trẻ, một tay đỡ ngực, tay còn lại vỗ mạnh vào giữa 2 xương bả vai để tống sữa ra ngoài
  • Bước 2: Nếu trẻ vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, cho trẻ nằm ngửa, dùng hai ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức cho đến khi trẻ hồng hào trở lại
  • Bước 3: Dùng miệng hút mạnh vào mồm, mũi trẻ để hút sữa ra khỏi miệng
  1. Cách ngăn ngừa việc ọc sữa của trẻ

Mặc dù việc chớ sữa là hiện tượng bình thường đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này cũng dễ khiến trẻ mệt mỏi, lượng sữa đã ăn được bị mất đi. Do đó, việc ngăn ngừa hiện tượng ọc sữa là điều rất cần thiết. Dưới đây là nhưng điều cha mẹ có thể làm để hạn chế việc con bị chớ sữa.

  • Bế trẻ ở tư thế ngồi khoảng 30 phút sau khi ăn để dạ dày trẻ hướng xuống
  • Cha mẹ không nên ép trẻ ăn, căn đúng cữ của trẻ để trẻ ăn không quá no, có thể chia nhỏ bữa ăn của trẻ
  • Sau khi trẻ ăn, bế trẻ ở tư thế vắt vai rồi vỗ nhẹ vào lưng. Điều này giúp trẻ có thể đẩy không khí ở dạ dày ra ngoài
  • Cho trẻ nằm ngửa để tránh việc sữa trào ngược lên, có thể nâng nôi của trẻ cao hơn 30 độ
  • Lớ lỏng bỉm để giảm áp lực lên dạ dày
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể pha sữa đặc hơn nếu trẻ đang sử dụng sữa công thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *