Mẹo nhỏ giúp bạn thành công trong mô hình trồng rau trên sân thượng

Mô hình trồng rau sân thượng khác hoàn toàn với việc bạn trồng rau tại vườn nhà bởi nó có quá nhiều hạn chế về không gian và điều kiện sống. Chính điều này khiến mô hình trồng rau sân thượng của nhiều hộ gia đình chỉ thành công vụ đầu tiên, vụ thứ 2 trở đi thường gặp phải hiện tượng rau bị sâu bệnh hại nhiều hơn, rau sạch không phát triển tốt, còi cọc. Vậy đâu là nguyên nhân & giải pháp nào giúp rau phát triển tốt hơn trong vụ tiếp theo.

Trong vụ đầu tiên, hàm lượng dinh dưỡng đất cao, đất ở trạng thái sạch do đó rau xanh mọc tốt không cần tốn quá nhiều thời gian chăm bón nhiều. Tuy nhiên, khi bước vào vụ thứ 2 trở đi hàm lượng dinh dưỡng đất bị tiêu hao đi rất nhiều. Nếu bạn đang sử dụng loại đất trồng dinh dưỡng tribat cho vườn rau nhà mình, nên tham khảo biết viết về cách cải tạo đất trồng sau mỗi vụ.

Về nguyên tắc, sau mỗi vụ trồng, bạn cần cải tạo đất bằng cách phơi khô đất, miền bắc gọi là phơi ải trong vòng 10 – 15 ngày tùy vào điều kiện nhiệt độ. Sau khi phơi, bạn làm tơi đất trồng và trộn với đất mới, thêm ít vôi cân bằng độ pH, trộn thêm các loại phân hoại mục, phân xanh và một ít phân tổng hợp NPK.

Trong khi trồng, nên tự chế các loại phân xanh ủ bằng các thực phẩm như cành rau thừa, vỏ hoa quả, nước vo gạo, cho vào thùng chứa ngâm trong 7 ngày, sau đó lấy nước tưới. Không nên sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, nó vừa không tốt cho sức khỏe lại khiến cho đất nhanh bị khô, vón cục, không giữ được chất dinh dưỡng. Khi cắt rau ăn, bạn có thể vùi rễ rau hoặc cành rau già, thối xuống đất để chúng tự phân hủy cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Một điều quan trọng nữa khi trồng rau theo mô hình sân thượng, bạn không nên trồng cùng một loại rau trong cùng một chậu ở 2 mùa kế tiếp nhau. Điều này khiến cho việc phát sinh sâu bệnh hại, săn lá hoặc nấm gây ra thối rễ.

Chậu trồng rau cần chú ý, sử dụng các loại chậu có lưới thoát nước thông minh, nếu trồng bằng thùng xốp, tốt nhất tạo lỗ thoát nước bên cạnh thân, cách đáy thùng từ 5 – 7 cm để giữ nước và tránh xói mòn chất dinh dưỡng.

Rau cần đầy đủ ánh sáng để quang hợp và phát triển, vì thế không che chắn kĩ làm mất ánh sáng. Tốt nhất nếu lợp mái sân thượng, bạn lên lợp bằng kinh hoặc lựa chọn lựa trong suốt.

Mô hình trồng rau tại khu vực Ban Công áp dụng tại nhà chị Huyền nằm trên quận Tây Hồ, Hà Nội. Tuy sở hữu diện tích ban công hạn hẹp, nhưng chị luôn cung cấp đủ các loại rau củ quả như khoai tây, rau bắp, cà chua, dưa chuột,… Để cây lớn nhanh, chị sử dụng chậu có chiều cao hoặc thùng xốp lớn để giữ ẩm cho đất & chỉ lựa chọn hạt giống tự nhiên, mùa nào trồng rau đấy để tránh mua phải hạt giống biến đổi GEN.

Chia sẻ phương pháp trồng rau ban công

Để rau phát triển tốt và duy trì mô hình trồng rau ban công lâu dài, bạn cần thực hiện đủ 7 bước dưới đây.

  1. Chuẩn bị chậu hoặc thùng xốp

Khâu chọn chậu và thùng xốp khá quan trọng, bạn cần chọn loại có chiều cao để đựng được nhiều đất, tăng không gian cho bộ rễ cây phát triển, giữ ẩm tốt nhất cho đất. Lựa chọn loại chậu có kích thước 70x50x40 cm (Cao 40cm, dài 70cm, rộng 50cm), loại chậu này thích hợp trồng các loại cây như mướp giàn, chanh, đu đủ, dưa chuột, cà chua, hoặc bầu bí,… Với các loại rau ăn lá hoặc đậu, … có thể sử dụng chậu có kích thước bé hơn có chiều cao từ 30cm, 50cm, càng dài càng tốt.

Lựa chọn chậu cao có lợi ích trong quá trình chăm sóc rau ban công, đặc biệt các loại rau họ cải hoặc dền, nếu chậu quá ít đất, bạn cần nhiều thời gian chăm sóc, tưới nước cho cây để duy trì độ ẩm. Ngoài ra, nó khiến cây dễ bị đổ khi tưới nước do bộ rễ bám không đủ.

Từ quá trình gieo hạt đến nảy mầm, bạn không cần tưới quá nhiều nước. Làm đất sạch sẽ, tưới đủ ẩm sau đó gieo hạt giống rau, tưới thêm 1 chút nước làm ẩm hạt giống nếu hạt giống không cần ngâm. Lần tưới tiếp theo cách ngày gieo khoảng từ 5 đến 7 ngày.  Tưới quá nhiều đôi khi không tốt, nó có thể làm cho đất chặt hơn, không còn giữ tơi xốp như khi bạn vừa gieo hạt giống, nó khiến cho rễ bị bó, khó phát triển sâu.

Dựa theo thiết kế của chậu trồng rau có lưới thoát nước thông minh, nếu sử dụng thùng xốp, các mẹ không lên đục lỗ thoát nước ở dưới đáy thùng, tốt nhất đục ở bên thành thùng, cách vị trí đáy khoảng 5cm là tốt nhất. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả cao, nó giúp giữ lại lượng nước vừa đủ tương tự như mạch nước ngầm khi trồng ngoài tự nhiên, ngoài ra nó còn ngăn không cho phân bón, chất dinh dưỡng của đất bị trôi, xói mòn theo thời gian.

  1. Khâu làm đất cần chú ý những gì ?

Trên thị trường hiện nay cung cấp các loại đất trồng tribat, đất dinh dưỡng theo giới thiệu có đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng thực ra, để rau phát triển tốt nhất, các bạn nên trộn đất này với một số loại đất khác. Tốt nhất trộn lẫn với đất phù sa và đất thịt. Để làm đất cho mô hình trồng rau sạch tại khu vực sân thượng hoặc ban công, bạn có thể pha trộn đất theo hướng dẫn sau :

Đất thịt làm tơi chiếm 60% – 70% lượng đất cần thiết cho một chậu rau. Bạn xin thêm một vài viên xỉ than, trước khi sử dụng, xử lý qua xỉ than bằng cách ngâm nước trong vòng 2 ngày, trong thời gian ngâm, bạn cần thay 3 lần nước sau đó để cho xỉ than ráo nước, dùng búa đập nhỏ.Thêm một ít trấu hun + trấu tươi để tăng độ tươi xốp cho đất. Nếu bạn dùng đất tribat thì có thể bỏ qua phân trùn quế và xơ dừa. Cần thêm một số loại phân bón như 1 thìa phân tổng hợp NPK, phân xanh tự ủ hoặc các loại phân bò hoại mục, phân gà hoại mục.

Trộn đều tất cả nguyên liệu trên, đổ vào chậu sao cho mặt bằng đất cách miệng chậu khoảng 5cm là đủ.

  1. Ươm hạt giống

Tùy vào loại hạt giống, bạn cần tham khảo kĩ quy cách trồng. Với loại hạt giống to như mướp, dưa, hoặc bầu bí cần ngâm hạt giống qua đêm sau đó ủ bằng khăn ẩm trong bóng tối vài ngày cho hạt giống nứt ra sau đó mới gieo hoặc ươm hạt giống bằng bầu đất. Hạt giống nảy mầm tới khi xuất hiện 2 lá mầm cứng cáp mới bắt đầu đem cây con ra trồng.

Hạt giống nhỏ hạt như các loại họ cải, rau muống, dền, bạn không cần phải ủ, làm đất bằng , gieo trực tiếp hạt giống. Rải hạt giống thưa sau đó phủ lớp đất mỏng lên trên.

Thời gian đầu khi đưa cây con ra ngoài, cần lựa chọn vào lúc thời tiết mát mẻ nhất trong ngày. Vào mùa hè, cần mua thêm loại lưới đen để che chắn cho cây, giúp chúng làm quen với thời tiết. Theo thời gian chúng thích nghi nhanh chóng, có thể tháo gỡ mọi che chắn, cung cấp ánh sáng tốt nhất cho rau phát triển.

  1. Ủ phân xanh

Trồng rau tại nhà cố gắng không sử dụng các loại phân bón hóa học. Bạn có thể tự chế tạo phân xanh tại nhà bằng cuộng rau thừa, thức ăn thừa cơm, vỏ rau, nước vo gạo, nước tiểu trẻ,…. Dùng thùng lớn có lắp đậy, ngâm hỗn hợp này trong khoảng từ 1 tuần đến 10 ngày. Lưu ý, không nên sử dụng các loại thực phẩm có quá nhiều mỡ hoặc muối.

Sau thời gian ngâm, sử dụng nước ngâm, pha với 7 phần nước lã để tưới cho rau. Tùy vào giai đoạn phát triển của cây rau, bạn có thể tăng tỉ lệ nước cốt này. Chú ý không tưới nước trực tiếp lên lá rau đối với các loại rau ăn lá.

Đối với các loại giống rau trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc cây con mua sẵn tại chợ, chỉ sau khi trồng 1 thời gian, cây con bắt đầu hồi sinh mới tưới phân xanh ủ loại này.

  1. Sử dụng phân bón tổng hợp

Tốt nhất và an toàn nhất là sử dụng các loại phân bón tổng hợp này chính là lúc làm đất, trộn các loại phân này để bổ xung dinh dưỡng cho cây. Khi sử dụng phân bón tổng hợp cho cây trong giai đoạn phát triển, có thể pha trộn 3 phần phân lân với 2 phần kali và 1 phần đạm, mỗi lần tưới chỉ cần sử dụng khoảng 1 chén hỗn hợp phân này pha với 7 lít – 10 lít nước sau đó tưới cho cây, cứ 2 tuần bạn tưới 1 lượt.

Lưu ý : Không tưới phân bón tổng hợp khi cây bắt đầu ra hoa, nó làm hoa bị rụng và không kết trái, chỉ tưới khi đậu quả, quả to bằng đầu đũa thì mới tưới 3 – 4 lần phân tổng hợp NPK thúc đẩy quả lớn nhanh. Tốt nhất nếu bạn muốn an toàn không biết cách sử dụng phân bón tổng hợp, chỉ nên tưới phân xanh, tuy chậm nhưng an toàn.

  1. Xử lý khủng hoảng khi xuất hiện sâu bệnh

Đừng lo lắng khi bạn thấy vườn rau ban công xuất hiện sâu bệnh hại & không nghĩ tới việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu.

Mua 1kg gừng tươi + 1kg tỏi  + 1 kg ướt, xay nhỏ sau đó ngâm với khoảng 3 lít rượu, ngâm trong khoảng 1 tuần. Lọc lấy phần nước cốt pha sử dụng. Pha khoảng 5 – 10ml nước cốt này với khoảng 1 lít nước lã để phun cho cây. Phương pháp này có thể trị được một số loại sâu bệnh phổ biến cho lá hoặc đất.

Với các loại sâu rệp, có thể sử dụng vỏ trứng hoặc dùng dung dịch từ một gói thuốc lào, ngâm với 2 lít nước để trong 2 ngày pha với khoảng 1 lít nước để phun cho cây.

  1. Cải tạo đất sau mỗi vụ trồng

Cải tạo đất sau mỗi vụ trồng là một việc khá quan trọng vừa giúp cân bằng độ PH và bổ xung dinh dưỡng cho đất. Phương pháp cải tạo rất đơn giản, gần tương tự như khâu làm đất trước khi trồng. Trước tiên sử dụng vôi bột, rắc lên đất sau đó phơi khô. Tiếp theo mua thêm phân trùn quế và trấu hun, đất trồng tribat để trọng đều với đất cũ. Giữ khoảng 7 ngày sau mới tiếp tục gieo trồng vụ mới.

Lưu ý : Tốt nhất với 1 chậu, bạn trồng nhiều loại rau, mỗi vụ trồng 1 loại rau khác nhau để hạn chế các loại sâu bệnh hại. Không trồng 2 vụ liên tiếp với cùng 1 loại rau trên cùng 1 chậu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *