Những điều cần biết về ITP mãn tính trong thai kỳ

Mang thai dẫn đến một loạt thay đổi trong cơ thể của người. Các biểu hiện thai kỳ như: Ốm nghén , tăng cân, thèm đồ chua, đồ ngọt, … là những điều thường gặp. Tuy nhiên, nếu chị em gặp phải các tình trạng như giảm tiểu cầu miễn dịch hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát thì đây là vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng này được gọi là ITP. Khi xuất hiện tình trạng ITP mãn tính trong thai kỳ, chúng có thể làm cho nguy cơ chảy máu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh nở và sức khỏe của em bé. Mặc dù vậy, người mẹ cũng không nên quá lo lắng, điều quan trọng là tự trang bị cho mình các kiến thức đầy đủ, thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và đến khám khi có các biểu hiện bất thường.

Theo một nghiên cứu năm 2018 từ Tạp chí Y học New England được thực hiện với hơn 7.000 ca sinh nở, việc mang thai làm giảm mức độ tiểu cầu hoặc tăng cường khả năng đông máu để ngăn ngừa chảy máu quá mức. Nghiên cứu cho thấy số lượng tiểu cầu trung bình ở những người mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên là 251.000 – nằm trong khoảng chỉ số bình thường từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trên mỗi microlít máu.

Mặc dù việc giảm tiểu cầu trong thai kỳ có thể là bình thường, nhưng nếu người phụ nữ bị ITP mãn tính thì vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số tiểu cầu mỗi tháng trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, khi sang tam cá nguyệt thứ 3, việc kiểm tra được tiến hành 2 tuần 1 lần cho đến khi ca sinh nở thành công.

Dưới đây là các biểu hiện thường gặp của người bị mắc chứng bệnh ITP:

  • Chảy máu cam
  • Phát ban bao gồm các nốt nhỏ trên chân (còn được gọi là đốm xuất huyết)
  • Chảy máu nướu răng không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện vết thâm không rõ nguyên nhân
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu

Lưu ý rằng, các biểu hiện trên không phải là dấu hiệu chính xác cho thấy một người bị ITP mãn tính. Kết quả chính xác cần được dựa trên xét nghiệm do bác sĩ chỉ định.

Tình trạng ITP mãn tính ở người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể thai nhi

Không có bằng chứng nào cho thấy sinh thường an toàn hơn sinh mổ và ngược lại nhưng đối với những người sắp sinh có số lượng tiểu cầu thấp họ đều rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được theo dõi để được đưa ra phương án phù hợp.

Cindy Neunert , MD, chuyên gia về huyết học-ung thư tại Đại học Columbia , cho biết trong những tuần trước khi sinh, bác sĩ thường ra chỉ định lấy  ít nhất 50.000 mỗi microlit máu để giảm nguy cơ chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng, khi cơ thể không có đủ tiểu cầu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng xung quanh cột sống sau khi gây tê ngoài màng cứng. Những người có số lượng tiểu cầu thấp nghiêm trọng có thể không thể gây tê ngoài màng cứng, khiến họ có ít lựa chọn hơn để kiểm soát cơn đau. Sau khi chào đời, các bé cũng sẽ được lấy máu từ cuống rốn để kiểm tra số lượng tiểu cầu. Mặc dù vậy, ngay cả khi đứa trẻ sinh ra có số lượng tiểu cầu thấp cũng sẽ tự khắc phục.

Ở một khía cạnh khác, các bác sĩ cho rằng, khi người mẹ bị ITP mãn tính trong thai kỳ, việc cho con ti sữa mẹ có thể truyền kháng thể chống tiều con cho con. Nhưng điều đó không có nghĩa đứa trẻ phải sử dụng sữa công thức hoàn toàn, bác sĩ vẫn có thể áp dụng một số phương pháp để giúp trẻ vẫn sử dụng được sữa mẹ mà không bị ảnh hưởng quá lớn bởi chứng bệnh ITP.

Việc trẻ ti sữa mẹ có thể dẫn đến tình trạng truyền kháng thể chống tiểu cầu từ mẹ sang con

Có thể điều trị ITP mãn tính trong thai kỳ không?

Neil Morganstein , MD, chuyên về huyết học và ung thư tại Trung tâm Ung thư Carol G. Simon của Trung tâm Y tế Overlook cho biết hầu hết những người bị ITP mãn tính không cần điều trị trong khi mang thai . Nhưng nếu số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới mức an toàn, họ vẫn cần đến các can thiệp y tế.

Phương pháp điều trị ITP thường được áp dụng thường là sử dụng corticosteroid. Đây là cách tăng lượng tiểu cầu an toàn, không làm ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào thì người bệnh vẫn có thể gặp phải một số rủi ro nhất định, khó có thể lường trước

Một phương pháp điều trị ITP mãn tính khác mà các chuyên gia thường coi là an toàn trong thai kỳ là tiêm tĩnh mạch (IVI)- nhận kháng thể từ huyết tương của người hiến tặng. Điều này có thể tăng lượng tiểu cầu một cách nhanh chóng. Do đó, phương pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp cấp bách.

Tuỳ vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể yêu cầu bà mẹ mang thai sử dụng loại thuốc khác nhau để giảm thiểu tình trạng ITP

Ngoài hai lựa chọn trên, một số phương án được đề xuất như: Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch rituximab để ngăn cơ thể phá hủy quá nhiều tiểu cầu, nhưng nó có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi nên không được áp dụng phổ biến.

Nếu bạn bị ITP nặng và các phương pháp điều trị hiện có không hiệu quả, cắt lá lách để giảm tình trạng phá huỷ tiểu cầu sẽ được các bác sĩ chỉ định. Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt lá lách trong tam cá nguyệt thứ 2.

Dù tình trạng ITP ở mức độ nào thì việc người bệnh thường xuyên thoi dõi các chỉ số, được các bác sĩ thăm khám định kỳ cũng như có được một đời sống tốt, ngủ đủ giấc, bổ sung đủ vitamin vẫn là những điều kiện cơ bản cần được áp dụng nghiêm chỉnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *