Khi mối quan tâm toàn cầu về chất lượng không khí gia tăng, mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các vấn đề sức khỏe càng được thể hiện rõ. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí và các tình trạng hô hấp, đau tim, đột quỵ, ung thư và các vấn đề y tế khác. Chỉ riêng ở Mỹ, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm, theo Báo cáo về Không khí Toàn cầu năm 2019 của Viện Hiệu ứng Sức khỏe .
Để bảo vệ sức khoẻ bản thân, việc áp dụng các biện pháp để tránh tiếp xúc với không khí xấu và cải thiện chất lượng không khí hít thở hàng ngày là điều cần thiết. Bài viết dưới đây tổng hợp một số mẹo để bảo vệ cá nhân và cải thiện chất lượng không khí mà bạn đọc có thể áp dụng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, cả tự nhiên và nhân tạo. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng, các báo cáo tin tức về sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sứuc khoẻ của con người được cập nhật liên tục.
Khi nói đến ô nhiễm không khí ngoài trời, một số nguồn chính bao gồm:
- Khí thải giao thông
Theo EPA , một số chất ô nhiễm chính từ khí thải giao thông bao gồm vật chất dạng hạt, benzen, carbon monoxide và oxit nitơ. Thêm vào đó, một số hợp chất trong khói thải có thể phản ứng với các hóa chất trong không khí để tạo thành nitơ điôxít và ôzôn, hai chất ô nhiễm bổ sung gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khí thải giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí ngoài trời
- Ô nhiễm công nghiệp
Các chất ô nhiễm từ các khu liên hợp công nghiệp có thể bao gồm carbon monoxide, ozone, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), kim loại nặng và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH). Những chất độc hại này có thể được hấp thụ bởi da cũng như hệ hô hấp.
Khí thải công nghiệp góp phần tích cực vào sự gia tăng chất gây ô nhiễm
- Sự cháy
Cho dù đốt than, cháy rừng, nướng đồ ăn, hay bất kỳ hoạt động cháy nào đều tạo ra một loạt các chất ô nhiễm trong không khí, bao gồm carbon monoxide, hóa chất dạng khí và các chất dạng hạt, theo EPA .
- Thời tiết
Thời tiết cũng có thể có tác động đáng kể đến nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia (NWS) , ánh nắng mặt trời có thể phản ứng với các hợp chất trong không khí để tạo thành sương mù và nhiệt độ không khí cao hơn có thể đẩy nhanh các phản ứng này. Ngoài ra, một hiện tượng được gọi là “ sự nghịch đảo nhiệt độ ” có thể giữ không khí bề mặt gần mặt đất và không cho nó tăng lên. Khi không khí bị ngưng trệ trong quá trình đảo ngược, nồng độ chất ô nhiễm có thể tăng lên mức nguy hiểm.
Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây hại cho sức khỏe của bạn giống như ô nhiễm không khí ngoài trời, điều này có thể là do hệ thống thông gió kém làm tích tụ thêm các chất ô nhiễm. Các nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm:
- Khói
Khói ngoài trời có thể đến từ cháy rừng, tiệc nướng và đốt củi. Ngoài ra, khói xe ô tô có thể là một vấn đề đối với những người sống hoặc làm việc gần đường. Khi ô nhiễm không khí ngoài trời cao, các chất ô nhiễm có thể dễ dàng đi vào bên trong thông qua cửa sổ và cửa ra vào làm giảm chất lượng không khí trong nhà.
Khói bếp làm gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà
- Nấu ăn
Nấu ăn là một trong những hoạt động sản sinh nhiều chất gây ô nhiễm không khí trong nhà . Cho dù việc nấu ăn được thực hiện bằng bếp ga tự nhiên hay bếp điện thì chúng cũng đang tạo ra các chất độc hại. Một báo cáo năm 2001 do Ủy ban Tài nguyên Không khí California (ARB) công bố cho thấy các hoạt động nấu nướng bình thường có thể nhanh chóng khiến không khí vượt quá quy chuẩn về Chất lượng Không khí Trong nhà (IAQ).
- Các dự án nghệ thuật, thủ công và xây dựng
Các nguồn ô nhiễm không khí phát sinh từ việc sử dụng keo dán, giấy nhám, mùn cưa đều được liệt kê vào danh sách các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà.
- Đồ dùng
Đồ nội thất mới, thiết bị điện tử, sàn nhà và thậm chí đồ chơi trẻ em có thể sản sinh một loạt các chất VOCs gây hại như toluen, benzen, formaldehyde và styrene.
Các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà khác bao gồm các sản phẩm và hóa chất tẩy rửa gia dụng, sản phẩm chăm sóc cá nhân, phấn hoa, lông thú cưng, mạt bụi và bào tử nấm mốc.
Thú cưng là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà đặc biệt
Tìm hiểu thêm: Làm gì để bảo vệ sức khoẻ khi ô nhiễm không khí gia tăng? (Phần 2)
Bài viết liên quan